Trình tự tố tụng Tòa_án_Nhân_quyền_châu_Âu

Phòng lớn của Tòa án

Các khiếu tố về các vi phạm nhân quyền của các nước thành viên sẽ được gửi tới Tòa án ở Strasbourg, và được giao cho một Ban. Các khiếu tố được coi là không chính đáng có thể bị bác bỏ bởi một thẩm phán duy nhất. Các khiếu tố được coi là chính đáng sẽ do một phòng cứu xét. Các quyết định quan trọng có thể được kháng cáo lên Phòng lớn. Một quyết định của Toà án có hiệu lực ràng buộc các quốc gia thành viên và phải được tuân thủ,[2] trừ khi nếu nó chỉ là ý kiến tư vấn.[3]Ủy ban Bộ trưởng của Ủy hội châu Âu có trách nhiệm giám sát việc thi hành các phán quyết của Toà án Nhân quyền châu Âu. Cơ quan này không thể buộc các nước hội viên thi hành (phán quyết), và hình thức xử phạt cuối cùng cho việc không tuân thủ là trục xuất khỏi Ủy hội châu Âu.

Các thẩm phán và các ban

Tòa án Nhân quyền châu Âu có 5 ban và 47 thẩm phán được bầu chọn từ các nước thành viên của Ủy hội châu Âu. Toàn thể tòa án bầu chọn một viên Lục sự và một hoặc nhiều Phó lục sự. Viên lục sự là người đứng đầu Phòng lục sự, nơi thi hành các nhiệm vụ pháp lý và hành chính, thảo ra các quyết định và phán quyết thay mặt cho Tòa án. Tới ngày 4.01.2007[4] thì viên Lục sự của Tòa này là Erik Fribergh và phó lục sự là Michael O'Boyle.

Cải cách

Năm 1999 tòa án này có một lượng lớn công việc gồm 60.000 vụ kiện. Số này đã tăng lên thành khoảng 100.000 vụ trong năm 2007,[5][6] và trên 120.000 vụ vào đầu năm 2010.[7][8][9] Do khối lượng công việc lớn, một số vụ đã phải chờ đến 5 năm mới được giải quyết và lượng công việc tồn đọng là khá lớn.

Làm việc theo nguyên tắc "công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối", Ủy hội châu Âu đã lập ra một toán làm việc để xem xét cách thức nâng cao hiệu quả của Toà án. Việc này dẫn đến việc soạn thảo một Nghị định thư bổ sung cho Công ước - Nghị định thư 14 - mà cuối cùng đã được phê chuẩn bởi tất cả các nước thành viên vào ngày 01 tháng 6 năm 2010 (sau sự trì hoãn của Nga). Việc Nghị định thư 14 có hiệu lực bây giờ có nghĩa là:

  • Chỉ một thẩm phán đã có thể quyết định xem một vụ khiếu tố có được thâu nhận để giải quyết hay không (trước đây phải có 3 thẩm phán xem xét).
  • Khi các vụ khiếu tố khá giống như một vụ đã được đưa ra Tòa án này trước đây, và chủ yếu là do một nước thành viên không thi hành một phán quyết trước đó, thì vụ này có thể được quyết định bởi 3 thẩm phán chứ không phải 7 thẩm phán.
  • Một vụ khiếu tố có thể không được nhận cứu xét nếu người nộp đơn được coi là đã không bị một "thiệt hại đáng kể"; tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc cứng nhắc.
  • Một nước thành viên có thể bị Ủy ban Bộ trưởng của Ủy hội châu Âu đưa ra tòa án này nếu nước đó từ chối thi hành một phán quyết.
  • Ủy ban Bộ trưởng có thể yêu cầu Tòa án cho một "giải thích" của một phán quyết để giúp xác định cách tốt nhất để một quốc gia thành viên phải tuân thủ.

Trong khi Alex Bailin và Alison Macdonald phát biểu trên tờ The Guardian rằng Nghị định thư 14 sẽ giúp tòa án có thể buộc các nước thành viên phải tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền,[10] thì Tổ chức Ân xá quốc tế đã bày tỏ lo ngại rằng những thay đổi đối với các tiêu chuẩn để thụ lý sẽ có nghĩa là các cá nhân có thể mất khả năng để đoạt được sự đền bù đối với các vi phạm nhân quyền.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Nhân_quyền_châu_Âu http://www.swissinfo.ch/eng/politics/Push_for_refo... http://www.nytimes.com/2010/01/16/world/europe/16r... http://ukcatalogue.oup.com/product/9780199535262.d... http://www.law.virginia.edu/html/news/2008_spr/rou... http://echr.coe.int http://www.echr.coe.int/ECHR/EN/Header/Case-Law/HU... http://www.echr.coe.int/ECHR/EN/Header/The+Court/T... http://www.echr.coe.int/NR/rdonlyres/94F95200-874C... http://www.echr.coe.int/NR/rdonlyres/CFB6A477-8796... http://static.rnw.nl/migratie/www.radionetherlands...